Home » » Hy vọng cuối cùng

Hy vọng cuối cùng

Chia sẻ :
Mẹ đang ở cái “ngưỡng” của sự chịu đựng. Bao nhiêu năm nay mẹ đã sống trong sự buồn tủi, chán chường... Mẹ đã nghĩ đến chuyện ly hôn không chỉ một vài lần.
Hy vọng cuối cùng
Hy vọng cuối cùng
Hai chữ “ly hôn” luôn nung nấu trong lòng mẹ, chỉ có ly hôn mẹ mới được thanh thản, mới không mỏi mòn, héo úa đi từng ngày. Nhưng mẹ đã cố kìm lòng để giữ cho con một mái nhà, để con lớn lên không buồn tủi. Mẹ luôn dặn lòng phải cố lên, cố lên chút nữa, cho con...

Mẹ đã ráng sống những ngày như thế. Ráng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm cùng ước mong con mau khôn lớn để hiểu nỗi lòng của mẹ. Mẹ mong một ngày con đủ cứng cáp để đối diện với sự thật mà không oán giận chuyện ba mẹ ly hôn.

Nếu ba mẹ ly hôn, có lẽ trong mắt con cũng như nhiều người, đó là điều không hiểu nổi. Bởi nhìn vào chỉ thấy ba con rất hiền, lại chẳng có “tật” gì đáng trách. Hàng ngày ba vẫn đi làm, tối trở về căn nhà có vợ và con. Nhưng trong căn nhà đó, ba ngày càng giống người xa lạ. Ba lầm lũi đi về, chẳng vui, chẳng buồn cũng chẳng hề có ý kiến gì trong cuộc sống chung với mẹ con mình. Mẹ từng tìm đủ mọi cách để níu ba gần lại, để cả nhà ấm áp, sẻ chia... Nhưng mọi cố gắng đều vô ích.

Mẹ đã sống hết lòng, thương yêu, chăm sóc, quan tâm... Mẹ nghĩ cứ “cho” đi rồi sẽ “nhận” lại, nhưng mẹ “cho” đến mòn mỏi, cạn kiệt nỗi lòng mà ba con vẫn dửng dưng! Không chỉ với riêng mẹ, đã nhiều phen ba còn làm mẹ phải khó xử và xấu hổ với bên ngoại. Cuộc sống dù có khó khăn, vất vả, dù có thiếu thốn bao nhiêu mẹ cũng đã trải qua, không ngại. Nhưng mẹ sợ sự lạnh lùng, vô cảm của ba con. Ba con luôn đứng ngoài mọi niềm vui, nỗi buồn và cả những lo toan của mẹ. Ba chẳng bao giờ la mắng nhưng cũng chẳng hề quan tâm, dạy dỗ, lo lắng cho con. Tất cả mọi điều ba đặt hết lên vai mẹ. Mẹ cảm thấy dù có điều gì xảy đến với mẹ, thậm chí là cả cái chết cũng khó làm ba thay đổi. Điều đó như con dao vô hình cứ cứa vào tim mẹ, đau nhói. Mẹ không thể tưởng tượng người đàn ông hiền lành trước kia mẹ tin tưởng, gửi gắm cuộc đời lại có thể lạnh lùng đến thế.

Mẹ từng ước, một điều ước có thể thật tức cười nhưng là thật: Phải chi ba con cứ như những người đàn ông khác, đừng “hiền” mà cứ “dữ” đi! Hãy cứ cằn nhằn, la mắng hoặc có thể là cả “sai lầm” cũng được. Để mẹ cũng buồn, cũng giận, kể cả... hờn ghen! Nhưng ít ra như vậy mẹ còn cảm nhận được người đàn ông đó là... “chồng mình”. Đằng này, ba bên mẹ mà như không hiện hữu. Nỗi thất vọng của mẹ ngày lại ngày thêm chồng chất, nhưng mẹ vẫn tự nhủ hãy cố đợi con. Mẹ mong từng ngày con khôn lớn...

Nhưng mẹ bỗng hoang mang khi nhận ra con càng lớn càng giống ba. Mẹ tự trách mình sao không sớm nhận ra, rằng con cũng có thể bị “lây nhiễm”. Hình như con càng lớn càng trở nên xa cách - lặng lẽ - một mình. Có lẽ ba chính là “tấm gương” lớn nhất, rõ nhất đã góp phần hình thành nên tính cách của con. Cũng như ba, con vô tư đón nhận tất cả mọi điều từ mẹ một cách thản nhiên, không cảm xúc. Con lầm lũi thu mình, chẳng muốn sẻ chia...

Có lẽ nào đã muộn? Mọi cố gắng của mẹ bao năm qua đã trở nên vô nghĩa sao con? Mẹ biết phải làm sao nếu chút hy vọng cuối cùng là con cũng vuột mất! Mẹ thực sự kiệt sức và sắp ngã quỵ. Mẹ muốn đưa ra bàn tay mỏi mệt, mong được nắm lấy mà biết có còn ai?
Nguồn: dantri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sport

Entertainment

World News

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Hy vọng cuối cùng

Mẹ đang ở cái “ngưỡng” của sự chịu đựng. Bao nhiêu năm nay mẹ đã sống trong sự buồn tủi, chán chường... Mẹ đã nghĩ đến chuyện ly hôn không chỉ một vài lần.
Hy vọng cuối cùng
Hy vọng cuối cùng
Hai chữ “ly hôn” luôn nung nấu trong lòng mẹ, chỉ có ly hôn mẹ mới được thanh thản, mới không mỏi mòn, héo úa đi từng ngày. Nhưng mẹ đã cố kìm lòng để giữ cho con một mái nhà, để con lớn lên không buồn tủi. Mẹ luôn dặn lòng phải cố lên, cố lên chút nữa, cho con...

Mẹ đã ráng sống những ngày như thế. Ráng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm cùng ước mong con mau khôn lớn để hiểu nỗi lòng của mẹ. Mẹ mong một ngày con đủ cứng cáp để đối diện với sự thật mà không oán giận chuyện ba mẹ ly hôn.

Nếu ba mẹ ly hôn, có lẽ trong mắt con cũng như nhiều người, đó là điều không hiểu nổi. Bởi nhìn vào chỉ thấy ba con rất hiền, lại chẳng có “tật” gì đáng trách. Hàng ngày ba vẫn đi làm, tối trở về căn nhà có vợ và con. Nhưng trong căn nhà đó, ba ngày càng giống người xa lạ. Ba lầm lũi đi về, chẳng vui, chẳng buồn cũng chẳng hề có ý kiến gì trong cuộc sống chung với mẹ con mình. Mẹ từng tìm đủ mọi cách để níu ba gần lại, để cả nhà ấm áp, sẻ chia... Nhưng mọi cố gắng đều vô ích.

Mẹ đã sống hết lòng, thương yêu, chăm sóc, quan tâm... Mẹ nghĩ cứ “cho” đi rồi sẽ “nhận” lại, nhưng mẹ “cho” đến mòn mỏi, cạn kiệt nỗi lòng mà ba con vẫn dửng dưng! Không chỉ với riêng mẹ, đã nhiều phen ba còn làm mẹ phải khó xử và xấu hổ với bên ngoại. Cuộc sống dù có khó khăn, vất vả, dù có thiếu thốn bao nhiêu mẹ cũng đã trải qua, không ngại. Nhưng mẹ sợ sự lạnh lùng, vô cảm của ba con. Ba con luôn đứng ngoài mọi niềm vui, nỗi buồn và cả những lo toan của mẹ. Ba chẳng bao giờ la mắng nhưng cũng chẳng hề quan tâm, dạy dỗ, lo lắng cho con. Tất cả mọi điều ba đặt hết lên vai mẹ. Mẹ cảm thấy dù có điều gì xảy đến với mẹ, thậm chí là cả cái chết cũng khó làm ba thay đổi. Điều đó như con dao vô hình cứ cứa vào tim mẹ, đau nhói. Mẹ không thể tưởng tượng người đàn ông hiền lành trước kia mẹ tin tưởng, gửi gắm cuộc đời lại có thể lạnh lùng đến thế.

Mẹ từng ước, một điều ước có thể thật tức cười nhưng là thật: Phải chi ba con cứ như những người đàn ông khác, đừng “hiền” mà cứ “dữ” đi! Hãy cứ cằn nhằn, la mắng hoặc có thể là cả “sai lầm” cũng được. Để mẹ cũng buồn, cũng giận, kể cả... hờn ghen! Nhưng ít ra như vậy mẹ còn cảm nhận được người đàn ông đó là... “chồng mình”. Đằng này, ba bên mẹ mà như không hiện hữu. Nỗi thất vọng của mẹ ngày lại ngày thêm chồng chất, nhưng mẹ vẫn tự nhủ hãy cố đợi con. Mẹ mong từng ngày con khôn lớn...

Nhưng mẹ bỗng hoang mang khi nhận ra con càng lớn càng giống ba. Mẹ tự trách mình sao không sớm nhận ra, rằng con cũng có thể bị “lây nhiễm”. Hình như con càng lớn càng trở nên xa cách - lặng lẽ - một mình. Có lẽ ba chính là “tấm gương” lớn nhất, rõ nhất đã góp phần hình thành nên tính cách của con. Cũng như ba, con vô tư đón nhận tất cả mọi điều từ mẹ một cách thản nhiên, không cảm xúc. Con lầm lũi thu mình, chẳng muốn sẻ chia...

Có lẽ nào đã muộn? Mọi cố gắng của mẹ bao năm qua đã trở nên vô nghĩa sao con? Mẹ biết phải làm sao nếu chút hy vọng cuối cùng là con cũng vuột mất! Mẹ thực sự kiệt sức và sắp ngã quỵ. Mẹ muốn đưa ra bàn tay mỏi mệt, mong được nắm lấy mà biết có còn ai?
Nguồn: dantri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét